Theo nghiên cứu mới được công bố vào ngày 15/5/2023 của DBS(1)và được thực hiện bởi FT Longitude, 63% các doanh nghiệp Việt Nam cho rằng chuyển đổi số đang giúp họ đạt được lợi nhuận tổng thể. Trong số đó, hơn một nửa cho biết họ đã và đang sử dụng công nghệ số trong cung cấp dịch vụ và tương tác khách hàng một cách hiệu quả.

Như vậy, có thể thấy chuyển đổi số hứa hẹn là cách thức tăng trưởng kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp. Dẫu vậy kỳ vọng, chuyển đổi số là chìa khoá có thể giải quyết mọi vấn đề của doanh nghiệp là điều bất khả.

Theo kết quả Báo cáo thường niên Chuyển đổi số doanh nghiệp 2022(2),48,8% doanh nghiệp cho biết đã từng sử dụng một giải pháp chuyển đổi số nhưng hiện tại không còn sử dụng do giải pháp chưa thực sự phù hợp, hoặc doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng.  Lý do là vì doanh nghiệp chưa xác định được mục tiêu chuyển đổi số trong ngắn hạn và dài hạn, cũng như thiếu đội ngũ chuyên môn đáp ứng cả về lượng và chất.

Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể chuyển đổi số được

Công nghệ gần như đóng vai trò ngày càng quan trọng tác động tới hành vi mua hàng của cả khách B2B và B2C. Và dường như vậy, theo logic đó, chuyển đổi số là yêu cầu bắt buộc với mọi doanh nghiệp. Dẫu vậy, nếu công ty của bạn không có chiến lược kỹ thuật số và không có các quy trình kinh doanh được cụ thể hoá và trình bày trên các văn bản, thì việc chuyển đổi số khiến doanh nghiệp rất lãng phí thời gian và tiền bạc. Điều đó cũng có nghĩa là bạn thiếu linh hoạt, cứng nhắc và phải vật lộn để thích nghi với mong đợi của khách hàng và nhân viên, nhưng nhiều khi nó lại là giải pháp sống sót tốt hơn là cách như một con ong đâm thẳng đầu vào kính mà không biết đường ra.

Theo số liệu của McKinsey năm 2021 thì 70% doanh nghiệp thất bại trong việc chuyển đổi số, nguyên nhân chính là việc thiếu kiến thức, chưa sẵn sàng, nguồn lực hạn chế… 

>> Việc chuyển đối số sẽ và đang dần trở thành DNA của doanh nghiệp. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng về xác định rõ mục tiêu, xây dựng chiến lược hành động, cũng như làm rõ các quy trình kinh doanh là những nguyên liệu đầu tiên cho chuyển đổi số.

Các vấn đề nảy sinh trong doanh nghiệp- gốc rễ là từ con người

Ba cấp độ khi triển khai chuyển đổi số: chiến lược- thực hiện- công nghệ. Và chia thành 05 khối:

Digital Transformation Pyramid

Hẳn bạn đã nghe nhiều về việc, chuyển đối số không phải là vấn đề công nghệ. Mà chuyển đổi số là vấn đề con người. Vì con người là yếu tối quyết định ở cấp độ Corporate Execution và Business Strategy.

Có rất nhiều doanh nghiệp đã chứng kiến, mặc dù thuê chuyên gia và các nhà cung cấp giải pháp về chuyển đổi số về xây dựng hệ thống, nhưng khi chưa sẵn sàng về mặt con người- mang tính con người của cả tập thể, thì gần như việc chuyển đổi số thành một thứ đẹp để ngắm và tưởng tượng chứ không phải để khai thác sử dụng.

Con người là nguồn cơn của tất cả: là người khởi xướng, triển khai, thực hiện, điều chỉnh và tối ưu.

Chuyển đổi số đối với doanh nghiệp của bạn là công cụ, phương tiện hay chiến lược kinh doanh?

Với nhiều công ty lớn, chuyển đổi số là chiến lược thay đổi hoàn toàn mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng với nhiều công ty thực hiện theo cách thức bông tuyết lăn, thì nó bắt đầu bằng công cụ, phương tiện, trước khi trở thành chiến lược.

Một trong những yếu tố để xác định chiến lược số nằm ở đâu trong hai nhóm trên, thì quay về câu hỏi cơ bản: Mô hình kinh doanh của bạn là gì? Mục tiêu kinh doanh của bạn trong tầm nhìn ngắn hạn, dài hạn ? Trải nghiệm nào mà bạn muốn mang lại cho khách hàng của bạn? Nguồn lực mà bạn dành cho việc thay đổi này như thế nào, và được phân bổ ra sao trong ngắn hạn hay dài hạn? Nhân sự của bạn đang ở level nào trong việc thay đổi đó?

Từ ý muốn chuyển đối số tới vận hành được là một hành trình gian nan

Những thất bại và rủi ro có thể thấy khi thực hiện chuyển đổi số từ ý tưởng tới vận hành là lãng phí thời gian, thay đổi nhân sự, tốn chi phí trong ngắn hạn và có thể trong dài hạn, phá vỡ cấu trúc bộ máy quản trị, nhân sự tổ chức không hợp tác khi tiến hành chuyển đổi số.

Cách thức là có thể liệt kê ra hết những rủi ro có thể gặp phải trên mọi khía cạnh, sau đó phòng ngừa các nguy cơ để dẫn tới các rủi ro đó.

Còn để có thể liệt kê được hết, thì có thể bám vào quy trình chuyển đổi số, ví dụ như minh hoạ dưới đây.

>>> Đọc lại topic 2 Business model của Grab: thực sự cơ cấu doanh thu của Grab tới từ đâu?

>>> Topic tiếp theo: CX nhập môn- Mô hình với 06 khía cạnh để tạo ra trải nghiệm khách hàng tuyệt vời.